Nếu bạn là một môn sinh Aikido, hay đang đắn đo liệu Aikido có phải là lựa chọn phù hợp cho bản thân mình, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về những tinh hoa và lợi ích của môn võ này nhé!
Aikido là gì?
Aikido, hay còn được biết đến với tên gọi Hiệp Khí Đạo, là một môn võ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản, xứ sở Hoa Anh Đào. Aikido được viết bởi 3 chữ: Ai là hòa hợp, Ki là tinh thần, Do là con đường, đạo. Thuật ngữ Aiki gần như không xuất hiện trong tiếng Nhât, và đây chính là điều khiến Aikido có nhiều các giải thích. Hiểu theo cách diễn tả thuần túy thì môn võ Aikido chính là con đường kết hợp các sức mạnh và kĩ thuật khác nhau.
Người dùng Aikido cần hiểu được ý định của kẻ tấn công để lựa chọn thời cơ phản đòn. Chính vì thế ở Aikido, sức mạnh của người dùng không quan trọng. Thế mạnh của Aikido nằm ở cách sử dụng chuyển động của đối thủ để chống lại chính họ bằng cách chuyển hướng tấn công và thay đổi trọng tâm của đối thủ.
Đây là một môn võ thuật trong đó sự linh hoạt và phối hợp các bộ phận trên cơ thể quan trọng hơn sức mạnh thể chất.Trong Aikido, người ta không chỉ chiến đấu tay không mà còn sử dụng một số loại vũ khí như kiếm gỗ, gậy ngắn hoặc dao gỗ.
Đọc Thêm: Những Điểm Khác Biệt Giữa TaeKwondo và Karate
Lịch sử của Aikido
Aikido được ông Ueshiba Morihei phát triển vào cuối những năm 1920 tới 1930. Từ khi còn trẻ, ông đã học nhiều môn võ thuật bao gồm Sumo (đấu vật), Kenjutsu (đấu kiếm), Sojitsu (chiến đấu bằng giáo) và nhiều phong cách võ thuật khác nhau của Jiujutsu, đặc biệt là phong cách Yagyu và Daito.
Môn võ truyền cảm hứng kỹ thuật cho ông chính là Daito-Ryu. Những kỹ thuật ném tay không, khóa khớp được ông kết hợp với di chuyển có vũ khí. Những vũ khí đó có thể là gậy ngắn, lưỡi kê, giáo. Mặc dù vậy, môn võ Aikido phát triển thì phần đa là những cấu trúc đòn đánh từ nôn kiếm thuật.
Ueshiba cũng là một người nhạy cảm và tâm linh sâu sắc. Ông bắt đầu đào sâu vào tìm hiểu các tôn giáo với hy vọng tìm thấy một ý nghĩa sâu sắc hơn đối với cuộc sống, trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về võ thuật. Bằng cách kết hợp đào tạo võ thuật của mình với hệ tư tưởng tôn giáo và chính trị, ông đã tạo ra môn võ thuật hiện đại.
Chung quy lại, Aikido như là một sự tổng hợp sự nghiên cứu về các môn võ, tín ngưỡng tôn giáo và triết học của ông. Mục tiêu của ông chính là tạo ra một môn võ giúp các võ sinh có thể tự bảo vệ mình và không làm người tấn công bị thương.
Nguyên lý chủ chốt của Aikido
Trong triết lý của môn võ Aikido không chủ trương tấn công trước, thậm chí không cho phép tự biến mình thành mục tiêu khiêu khích sự tấn công. Với những kỹ thuật đặc sắc của mình, Aikido chỉ hóa giải các đòn tấn công của đối phương thay vì tiến hành các phản ứng tấn công đối thủ theo bản năng. Chiến lược của môn võ này căn cứ vào các động tác linh hoạt, né tránh, tập trung và khuếch trương khí lực. Sau đó tiến trình hóa giải được thể hiện bằng các thao tác bất độc hóa và ném phóng.
Số lượng các đòn thế hóa giải trong Aikido không có giới hạn, nhưng tựu chung vẫn đặt cơ sở lên nguyên lý hình cầu, kiểm soát và khuếch trương khí lực. Bản chất của tất cả các kĩ thuật Aikido là chuyển động hình cầu xung quanh một trung tâm ổn định. Ngay cả khi hướng di chuyển hay động tác là thẳng hay lùi, quan sát kỹ cho thấy các chuyển động của Aikido thực tế là hình tròn.
Quan điểm lý tưởng của môn Aikido là phải dùng sức thật ít nhưng hiệu quả thật nhiều. Một phần quan trọng trong việc đạt mức lý tưởng này là bạn chọn thời điểm tiếp xúc. Nếu thời điểm bị chậm, sẽ đối phương sẽ chiếm ưu thế. Nếu chọn xuất chiêu quá sớm, sẽ rút dây động rừng và khiến đối phương sẽ thay đổi phương thức tấn công. Một trong những yếu tố quan trong nhất khi sử dụng Aikido là phải chọn đúng thời điểm để tấn công.
Mục tiêu của Aikido không phải là tập trung khuất phục đối thủ, mà là tự chinh phục mình, thông qua tiến trình hóa giải, khuyết phục đối thủ. Điều này giải thích được vì sao Aikido đã vượt khỏi tầm mức thông thường của một môn võ thuật vật chất đơn thuần. Tự vệ trong Aikido luôn luôn mang tính đạo đức, theo đó, kết hợp hài hòa ý muốn tự vệ và nguyên tắc không làm thương tổn đối phương. Hãy tham khảo video này để tìm hiểu cách các võ sư sử dụng Aikido để tự vệ.
Tự vệ trong Aikido có thể giúp được nhiều người, tùy theo trình độ phát triển nhân cách riêng của họ. Theo đó, con người có thể hoàn thiện ở mức độ hành xử dung hòa giữa trí óc và thân xác. Cung cách “nhẫn” của Aikido trong các động tác hóa giải có tính tự chế đã xác định môn võ này như là một cách đúng đắn giúp môn sinh có thể tự chủ, tự trị và đồng thời cung ứng cơ hội cho đối phương tự soi rọi và phát triển những yếu tính tích cực của chính bản thân mình vậy.
Liệu Aikido có dành cho bạn?
Nếu bạn muốn tìm hiểu cho con em theo học võ, thì Aikido là một sự lựa chọn tuyệt vời. Đối với trẻ em, tập luyện môn võ Aikido sẽ giúp chúng rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống và học cách cư xử lịch thiệp với mọi người xung quanh. Ở Aikido, các môn sinh sẽ được học cách giải phóng năng lượng một cách tự nhiên nhất ra bên ngoài, không để năng lượng tiêu cực tích tụ. Sự tập luyện như thế sẽ có hiệu quả tích cực đến tính cách của một đứa trẻ, khiến cho tâm tính của chúng mềm mỏng và lịch thiệp hơn.
Đọc Thêm: Khi Nào Thì Nên Cho Con Học Võ?
Aikido đang ngày càng phổ biến hơn trong giới trẻ. Tuy là Võ đạo truyền thống, nhưng những tư duy và lợi ích của Aikido vượt lên trên hẳn các yếu tố thể thao, và chính điều đó đã hấp dẫn nhiều người trẻ tuổi năng động mong mỏi phát triển toàn bộ cá tính của họ – khí, tâm, thân, và nội lực – như một. Ngoài ra, Aikido còn là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp người trẻ giải tỏa áp lực và tăng cường thể chất.
Đối với người lớn, Aikido nhấn mạnh nhiều hơn vào việc duy trì sự hài hòa của thân và tâm, sức khỏe tốt, và sự ưu nhã về tinh thần. Trong Aikido, chúng ta luôn cố gắng giữ bản thân mình tập trung vào đan điền ở dưới rốn, và di chuyển cùng với khí, thân, tâm đồng nhất. Với một tâm điểm vững chãi như vậy , người học sẽ được rèn luyện cách điều khiển cơ thể cũng như trí óc một cách hài hoà nhất.
Kết
Có bao giờ bạn tự hỏi môn võ Aikido tuyệt vời đến như vậy, tại sao lại không có bất kì cuộc thi nào về Aikido? Đó là bởi vì các nguyên lí và tư tưởng của Aikido vượt xa một môn võ thông thường. Ở Aikido, không có người chiến thắng, cũng không có kẻ thua cuộc, chỉ có sự dung hoà giữa trí óc và cơ thể.
Tất cả mọi thứ trong tập luyện Aikido không chỉ nhằm phát triển một cá nhân mạnh mẽ, mà còn phát triển trí tuệ và thái độ để mang lại lợi ích cho xã hội. Một võ sĩ thực thụ sẽ không xem thi đấu là một cuộc so tài với người khác, mà là cơ hội để rèn giũa bản thân và vượt qua kẻ thù thực sự, nằm trong chính bản thân họ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở uy tín để mua đồng phục và dụng cụ luyện tập Aikido, hãy liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.
Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.