Mới đây nhất, 2 trong số 50 tiểu bang của Mỹ là New York và Arizona đã quyết định gỡ bỏ lệnh cấm sử dụng và tàng trữ côn nhị khúc – được ban hành năm 1974. Tại sao lệnh cấm này lại xuất hiện, và liệu tương lai của những người đam mê côn nhị khúc ở đất nước này có xán lạn hơn không. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
Nguồn gốc côn nhị khúc
Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta biết đến côn nhị khúc qua những thước phim cùng hình ảnh múa côn hết sức điêu luyện và mãn nhãn của siêu sao võ thuật Lý Tiểu Long. Không thể phủ nhận được vị võ sĩ tài năng này đã góp công rất lớn trong việc mang côn nhị khúc đến gần hơn với công chúng. Thế còn nguồn gốc thật sự của loại vũ khí thú vị này bắt đầu từ đâu?
Côn nhị khúc hay còn được biết điến với cái tên Nunkachu, được bắt nguồn từ đảo Okinawa của Nhật Bản, đồng thời là nơi khai sinh ra môn võ Karatedo. Côn nhị khúc được phát triển từ cây kẹp lúa dùng trong nông nghiệp. Vào thời chiến tranh, người dân đã tìm cách cải tạo vật dụng thân thuộc này thành một binh khí tiện dụng và có thể cất giữ được trong người cũng như qua mắt được lính canh.
Tại sao lệnh cấm côn nhị khúc được ban hành tại Mỹ?
Vào khoảng những năm 1960, Lý Tiểu Long lần đầu tiên “lăng xê” côn nhị khúc qua vai diễn Kato trong series phim truyền hình võ thuật dài tập “The Green Hornet” (Chiến Binh Bí Ẩn). Đến năm 1972, vị võ sư này một lần nữa chứng tỏ sức mạnh của loại vũ khí này ở bộ phim “Fist of Fury” (Tinh Võ Môn), và đón nhận nhiều sự ủng hộ từ khán giả. Thừa thắng xông lên, với bộ phim ăn khách nhất của mình, “Enter the Dragon” (Long Tranh Hổi Đấu), ông đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu với chiếc côn nhị khúc độc đáo này.
Thế nhưng, sự thích thú của công chúng Mỹ không kéo dài quá lâu trước khi chuyển sang nỗi sợ hãi. Vào năm 1973, tờ báo “The Morning News” của thành phố Wilmington, tiểu bang Delaware đưa tin một câu bé 15 tuổi bị bắt giữ vì mang theo bên mình một loại vũ khí “chết người” – chính là côn nhị khúc. Theo như tờ báo này, “Côn nhị khúc đang dần trở thành một mối đe doạ nguy hiểm cho người dân ở nhiều thành phố lớn, và cảnh sát nên cẩn trọng hơn”.
Không lâu sau đó, tờ báo nổi tiếng nhất nước Mỹ, The New York Times, đưa tin rằng ngày càng có nhiều thanh thiếu niên trong các thành phổ lớn như Los Angeles, San Francisco, San Diego,…mang theo bên mình loại vũ khí đáng lo ngại này. Cảnh sát trưởng Bob Martin ở cục cảnh sát Los Angeles cũng cho hay, mỗi tuần, họ phải bắt giữ hàng chục đứa trẻ tuổi từ 12 đến 13 vì mang theo côn nhị khúc trong ba lô, túi áo, túi quần. Chính vì thế vào tháng 10 năm đó, tờ báo Newsweek của Mỹ đã thân ái đặt cho côn nhị khúc một cái tên mới: Những cây gậy tử thần
Chỉ một tháng sau đó, cái tên mới hay ho này đã được sử dụng lại bởi các luật sư tiểu bang California khi đưa ra dẫn chứng cho lệnh cấm côn nhị khúc: “Thứ vũ khí này có thể tạo ra một lực tác động 1600 pounds tại điểm tiếp xúc, và xương người chỉ cần một lực 8.5 pounds là đã có thể gãy vụn rồi”
Đến năm 1974, lệnh cấm côn nhị khúc chính thức được ban hành trên toàn nước Mỹ. Theo Terry Park, giáo sư nghiên cứu văn hoá châu Á ở đại học Maryland, Mỹ, khái niệm ‘Yellow Peril” có thể là một trong những nguyên nhân sâu xa của lệnh cấm này. “Yellow Peril” hay nỗi sợ người châu Á, là cách nói ám chỉ rằng các quốc gia Đông Á là mối nguy hiểm rất lớn với các nước phương Tây, sau khi trải qua quá trình chiến tranh. Ông cho rằng: “Chỉ cái tên “cây gậy tử thần” mà họ đặt cho côn nhị khúc, một loại vũ khí bắt nguồn từ châu Á, đã đủ chứng minh cho nỗi ám ảnh về người châu Á của nước Mỹ”
Đọc thêm: 5 Ông Tổ Của Võ Thuật Nổi Tiếng Nhất Thế Giới
Những dấu hiệu khả quan
Sau khi luật cấm được ban hành và cơn sốt những thước phim côn nhị khúc của Lý Tiểu Long giảm đi, ít ai có thể thấy được bóng dáng của loại vũ khí này trên đất Mỹ. Joseph Pollin, một giáo sư về tội phạm đồng thời làm việc cho cục cảnh cánh sát bang New York trong những năm 1969 đến 2002, cho biết, lần cuối cùng ông nhìn thấy côn nhị khúc là vào những năm 69 và 75. Tuy khá hiếm hoi, vẫn có một vài trường hợp bị bắt giam hay phải nộp phạt vì tàng trữ côn nhị khúc theo như ghi chép của toà án.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, lệnh cấm gây nhiều tranh cãi này đang có xu hướng được gỡ bỏ ở một vài tiểu bang như New York, Arizona.
Tại New York, tòa án tối cao quyết định gỡ bỏ lệnh cấm này vì một vụ kiện khá đặc biệt. Vào năm 2000, khi một người sửa đường dây điện thoại đang làm việc phía bên ngoài một ngôi nhà, anh ta nhìn thấy người đàn ông trong nhà cầm một vật dụng khá giống một khẩu súng trường, và anh ta cho rằng ông ta định đe doạ anh với khẩu súng đó. Anh ta liền gọi điện báo cảnh sát đến cứu nguy. Tuy nhiên, khi khám xét nhà người đàn ông này, cảnh sát nhận ra vật dụng này không phải một khẩu súng mà là côn nhị khúc. Người đàn ông chủ nhà này vẫn bị toà đưa ra án phạt vì tàng trữ côn nhị khúc. Tuy nhiên, sau 3 năm kháng cáo, án phạt này đã bị gỡ bỏ. Thú vị thay, ngay sau khi trắng án, người đàn ông này liền kiện ngược lại toà án liên bang, và vụ kiện này kéo dài đến tận…15 năm. Sau đó, toà án bang New York quyết định gỡ bỏ luôn cả lệnh cấm tàng trữ côn nhị khúc sau vụ kiện này.
Tại tiểu bang Arizona, lệnh cấm côn nhị khúc được gỡ bỏ bởi vì thượng nghị sĩ đứng đầu tiểu bang này là một fan võ thuật thứ thiệt. Ông đã đạt đến đai đen Karate và còn có lớp dạy võ thuật trong thời gian rảnh. Chính vì thế, ông đã giúp thúc đẩy bang Arizona gỡ bỏ lệnh cấm này, tuy gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến việc lạm dụng quyền lực.
Những người đam mê võ thuật nói chung và côn nhị khúc nói riêng ở các tiểu bang khác cũng bắt đầu nhận thấy sự dần dà thay đổi của chính quyền. Chris Pellitteri, chủ tịch hiện hội côn nhị khúc Bắc Mỹ cho rằng lệnh cấm này có ảnh hưởng rất lớn về mặt thương mại đối với họ bởi vì doanh số côn nhị khúc giảm đi gần như hoàn toàn những nơi lệnh cấm còn được thực thi. Ông cho rằng nếu những vũ khí nguy hiểm súng và dao đều được sử dụng một cách hợp pháp, tại sao côn nhị khúc lại không?
Đi đôi với những dấu hiệu khả quan này, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến côn nhị khúc. Một cảnh sát trưởng của đồn cảnh sát California cho rằng: “Không có lý do gì các tiểu bang nước Mỹ nên gỡ bỏ lệnh cấm côn nhị khúc khi số lượng những cảnh sát bị hành hung khi thi hành nhiệm vụ ngày càng tăng cao”. Các cảnh sát Mỹ vẫn đang rất quan ngại về lệnh cấm này vì nếu người Mỹ có càng có nhiều sự tự do tàng trữ vũ khí, cảnh sát càng phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn khi làm nhiệm vụ.
Kết
Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần, chính quyền cũng như những người đam mê võ thuật tại Mỹ sẽ tìm ra được một biện pháp thích hợp cho vấn đề sử dụng côn nhị khúc sử dụng côn nhị khúc sao cho an toàn này. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm uy tín để tìm mua các loại côn nhị khúc với chất lượng vượt trội và giá cả hợp lý, hay liên hệ ngay võ phục Tân Việt để được phục vụ tốt nhất.
Đồng hành cùng Võ Thuật Việt Nam từ năm 1962, Tân Việt là nhà cung cấp võ phục và dụng cụ võ thuật hàng đầu của các Huấn Luyện Viên lâu năm cùng hàng nghìn cá nhân đam mê và yêu thích võ.